Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Phẫu thuật mũi cấu trúc

Phẫu thuật mũi cấu trúc theo dạng S line là phương pháp tạo hình mũi mới nhất, toàn diện nhất và đạt được mức độ thẩm mỹ cao nhất. Phương pháp này rất thịnh hành ở Hàn Quốc, còn ở Việt Nam mới chỉ vài trung tâm áp dụng gần đây.
Chúng ta hiểu như thế nào về phương pháp phẫu thuật mũi cấu trúc theo dạng S line? Trước đây sửa mũi chỉ đơn thuần là bóc tách khoang mũi rồi đặt chất liệu độn vào khoang mũi, thời gian mổ chỉ khoảng 20-30 phút, và tất cả các dạng mũi chỉ áp dụng cùng 1 phương pháp nên kết quả thẩm mỹ rất khác nhau. Chỉ vài trường hợp có mũi đẹp, còn phần lớn thì mũi tương đối thô, dễ lộ sống, kết quả thẩm mỹ không cao.
Ngày nay, phẫu thuật mũi cấu trúc là dựng lại toàn bộ mũi theo cấu trúc giải phẫu. Phương pháp này khác với phương pháp sửa mũi cổ điển ở chổ: các dạng mũi khác nhau thì có phương pháp phẫu thuật khác nhau. Đây là phương pháp phẫu thuật ưu việt nhất, tái cấu trúc lại giải phẫu mũi giúp mũi có tỉ lệ và hình dạng phù hợp nhất với khuôn mặt của từng người
Phẫu thuật tạo hình mũi cấu trúc theo dạng S line bên cạnh việc tái cấu trúc lại giải phẫu còn tái tạo hình dáng sống mũi khi nhìn nghiêng có dạng chữ S
Sau phẫu thuật mũi cấu trúc theo dạng S-line thì mũi có đặc điểm như thế nào?
Sau phẫu thuật mũi cấu trúc theo dạng S line thì mũi có đặc điểm: góc mũi trán thấp, sóng mũi cong dạng chữ S tự nhiên, đầu mũi thon gọn, tròn dài nhẹ ra phía trước, trụ mũi hợp với đỉnh mũi 1 góc 75-80 độ, và trụ mũi hợp với nhân trung 1 góc 90-97 độ, độ dài mũi là 1/3 chiều dài khuôn mặt. Như vậy mũi cong dạng chữ S với góc mũi trán thấp (như vậy không sợ bị giật mắt), cao nhất là ở đỉnh mũi (người châu Á thường có góc hàm bạnh, gò má cao; khi đỉnh mũi cao sẽ thấy gò má thấp và góc hàm thon), chóp mũi hơi dài ra trước, hai lỗ mũi kín, hình hạt chanh.
Tại sao nói phẫu thuật mũi cấu trúc theo dạng S-line có nhiều phương pháp phẫu thuật?
Tùy đặc điểm mũi của từng người mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, có thể là sụn tai, sụn tai kết hợp sụn nhân tạo, sụn vách ngăn, sụn sườn…có thể thu nhỏ đầu mũi, kéo dài mũi, chỉnh hình trụ mũi, thu gọn cánh mũi, dựng sụn cánh mũi, chình hình đầu mũi khoằm….
Mục tiêu là đạt được chiếc mũi thon, gọn, đẹp nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc chung của phẫu thuật mũi cấu trúc:
- Không cắt cánh mũi hình chêm ở phía ngoài, vì kỹ thuật này để lại vết sẹo có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài ra khách hàng sau phẫu thuật cắt cánh theo đường này khi cười sẽ thiếu độ phồng tự nhiên của cánh mũi, tệ hơn sẽ bị bẹp xuống trông không tự nhiên.
- Hạn chế tối đa những đường phẫu thuật nâng mũi mở, có nghĩa đường rạch da sẽ nằm ở trụ mũi, sau phẫu thuật đường sẹo này chỉ mờ đi sau hơn 1 năm, do vậy các nhà phẫu thuật hạn chế đường rạch này.
- Hai lỗ mũi sau mổ phải có hình hạt chanh, để có được hình thái này cần những thủ thuật tinh tế và tay nghề cao.
- Sóng mũi sau đặt vật liệu không được nổi rõ 2 đường gờ chạy 2 bên sóng mũi, việc sử dụng chất liệu ghép nhân tạo dễ dàng bị vướng vào lỗi này nếu chất liệu không mềm mại và kỹ thuật gọt sóng không khéo léo, ngoài ra bác sĩ phải tuyệt đối tuân thủ đặt chất liệu dưới lớp màng xương chứ không được đặt dưới da ( cấu trúc giải phẫu của tháp mũi tính từ trên xuống lớp dưới bao gồm: da-màng xương-xương tháp mũi). Ngoài ra phải tạo một sóng mũi cong hình chữ S tự nhiên. Một điều cần biết nữa là chất liệu ghép nhân tạo trong nâng mũi Sline chỉ được sử dụng ở sóng mũi, không dùng ở đầu mũi, mà chỉnh sửa đầu mũi phải dùng sụn tự thân. Đối với nhiều khách hàng có xương sóng mũi bè thì cần phải đục xương tháp mũi, làm thon gọn xương. Việc này đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiêm, chuyên phẫu thuật mũi vì nguy cơ chảy máu cao.
-  Trụ mũi: đây là cấu trúc giải phẫu nâng mũi cấu trúc khó nhất trong can thiệp phẫu thuật, việc đặt sóng mũi bằng vật liệu nhân tạo thông thường không khắc phục được khuyết điểm trụ mũi quá ngắn, nếu sóng mũi cao lên thì trụ mũi cũng được kéo lên 1 phần, tuy nhiên sẽ không có tỷ lệ tự nhiên với 2 lỗ mũi, do đó muốn có được chiếc mũi như ý thì phải khắc phục chiều cao của trụ mũi, kỹ thuật nâng mũi cấu trúc dạng S-line sử dụng vật liệu tự thân để nâng cao trụ mũi như sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai.
- Chóp mũi: một điều bắt buộc để có mũi S-line là phải dùng sụn tự thân để tạo hình chóp mũi. Gần như các bác sĩ Hàn Quốc ít sử dụng vật liệu nhân tạo để tạo hình chóp mũi, vì đối với đa số phụ nữ có phần da ở chóp mũi mỏng, do vậy các bác sĩ Hàn Quốc thường sử dụng sụn vành tai để  tái tạo đầu chóp mũi tránh bị bóng đỏ lộ sóng nhân tạo, đồng thời việc sử dụng vật liệu tự thân như sụn sườn dễ dàng kéo dài mũi và tạo được chóp mũi có hình cánh cung trông như mũi thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét